Ingvar Kamprad
Nếu
tình cờ bạn nhìn thấy một ông già mặc một chiếc áo khoác đã cũ sờn, đeo
kính râm, đi một đôi giày mòn vẹt và lái chiếc xe Volvo có từ cách đây
15 năm thì có thể bạn đang được gặp Ingvar Kamprad - người sáng lập, ông
chủ của đế chế IKEA với tổng giá trị tài sản ước tính 400 tỉ cuaron,
tương đương với 53 tỉ USD. Nhiều năm liền được Tạp chí Forbes xếp trong
top 10 người giàu nhất thế giới, câu chuyện về Ingvar Kamprad được ví
như một huyền thoại về ý chí vươn lên từ sự nghèo khó và triết lý kinh
doanh khôn ngoan.
5 tuổi đã biết kinh doanh
Ingvar
Kamprad sinh 26/3/1926 tại Elmtaryd Agunnaryd, một làng quê nghèo của
Thụy Điển. Ngay từ khi rất nhỏ, Ingvar Kamprad đã biết đến kinh doanh và
tỏ ra có năng khiếu về buôn bán.
Khi
mới 5 tuổi, Ingvar đã được biết là một cậu bé lanh lợi chuyên đi các
nhà trong làng để bán từng bao diêm cho họ. Bắt đầu từ những que diêm,
sau Ingvar còn biết bán nhiều thứ khác nữa. Chính cậu bé Ingvar là người
đã giúp những người hái dâu và người đi câu cá có thể bán các sản phẩm
của mình. Ingvar Kamprad làm quen với khái niệm thương mại từ đó và ông
đã có được sự đam mê kinh doanh buôn bán từ nhỏ.
Ingvar
Kamprad thật sự kiếm được những đồng tiền đáng kể khi bắt đầu chuyển
sang chuyên kinh doanh bán hạt giống cho người dân trong vùng. Lúc bấy
giờ, tuy mới chỉ 13-14 tuổi, nhưng Ingvar đã tự đặt cho mình những chỉ
tiêu kinh doanh.
Đầu
tiên ông quyết tâm kinh doanh có lời và dành dụm để mua được một chiếc
xe đạp “xịn”. Sau đó ông lại phấn đấu đạt doanh thu cao để có tiền đầu
tư vào một chiếc máy chữ phục vụ cho “văn phòng” của mình.
Năm
1943, khi mới có 17 tuổi, Ingvar Kamprad quyết tâm lập nghiệp kinh
doanh bằng việc thành lập một công ty riêng. Cái tên IKEA đã có từ lúc
đó, tuy rằng chưa hề liên quan một chút gì đến các sản phẩm đồ gỗ.
Không
chỉ tất cả mọi người mà có lẽ cả Ingvar Kamprad khi ấy cũng không thể
hình dung một IKEA về sau vĩ đại và danh tiếng như thế nào. Công ty IKEA
của Ingvar Kamprad khi mới thành lập chỉ là một cửa hàng kinh doanh tạp
hóa hổ lốn. Ông bán đủ mọi thứ mà người dân trong làng cần, từ bao
diêm, bát đĩa đến văn phòng phẩm.
Chẳng
bao lâu, ngôi làng với khoảng chưa đến 100 gia đình đã trở nên quá bé
với nhà thương gia trẻ Ingvar Kamprad. Ông sục sạo tìm cách bán hàng ở
các vùng lân cận. Nhưng khốn nỗi, tại một đất nước rộng lớn và ít dân
như Thụy Điển thì từ làng này đến thị trấn kia xa tới hàng chục cây số.
Khách hàng không thể tới với cửa hàng của Ingvar được và ông cũng không
thể đi rao bán đến từng nhà như ở làng của mình.
Cái
khó ló cái khôn. Trong lúc loay hoay tìm thị trường, ý tưởng bán hàng
giao tận nhà được hình thành từ đó. Ingvar Kamprad cho đăng quảng cáo,
phát tờ rơi khắp nơi để giới thiệu những mặt hàng mình sẵn sàng cung
cấp.
Mặt
khác ông làm việc với nhân viên bưu điện, với nhân viên đường sắt để họ
có thể vận chuyển hàng đặt đến tay người mua. Ingvar Kamprad đã có một ý
tưởng rất thông minh khi phát hiện ra rằng có thể tận dụng những chiếc
xe chuyên chở và giao sữa hàng ngày cho các gia đình.
Khi
có đơn đặt hàng, Ingvar Kamprad chỉ việc giao hàng cho người chở sữa để
họ lại giao tiếp cho người mua. Nhờ thế mà hàng của IKEA đến được tận
từng nhà người mua hàng ngày. Đồng thời chi phí chuyển hàng tiết kiệm
rất đáng kể so với vận chuyển qua bưu điện hoặc đường sắt.
Dần
dần với phương thức trên, Ingvar Kamprad đã cung cấp hàng cho cả một
vùng rất rộng lớn của Thụy Điển. Mặt hàng của IKEA ngày càng nhiều hơn,
đa dạng hơn. Người ta thấy Ingvar Kamprad còn sẵn sàng cung cấp các sản
phẩm đồ gỗ đơn giản khác như chiếc ghế trẻ con, khung tranh, cái thớt...
Khi
vấn đề vận chuyển không còn phải là vấn đề quá khó khăn thì từ năm 1948
trở đi, Ingvar Kamprad càng chú trọng hơn đến các đồ gỗ gia dụng. Ông
mua lại các đồ gỗ được đóng từ các xưởng mộc tư nhân và rao bán khắp
nơi. Giá mua tận gốc rất rẻ nên Ingvar Kamprad bán cũng rẻ.
Kinh
doanh đồ gỗ của IKEA ngày càng phát đạt. 4 năm sau ông chủ trẻ của IKEA
quyết định một chiến lược kinh doanh mới. Ông chỉ tập trung kinh doanh
có mỗi đồ gỗ và đồ dùng gia đình liên quan mà thôi.
Mô hình IKEA
Cho
đến tận năm 1953, Ingvar Kamprad chủ yếu chỉ bán hàng giao tận nhà
thông qua bưu điện và các đại lý vận chuyển. Thế nhưng trong giai đoạn
này lĩnh vực kinh doanh đồ gỗ bị cạnh tranh một cách ghê gớm.
Ingvar
Kamprad chỉ là một con “cá” nhỏ đang bị rất nhiều “cá” lớn khác sẵn
sàng nuốt chửng. Cơ nghiệp kinh doanh của Ingvar Kamprad đứng trước tình
trạng bị đe dọa nghiêm trọng nếu không cạnh tranh được về chất lượng và
nhất là về giá cả với các đại gia lớn từ thành thị tràn về.
Giống
như nhiều nhà bán lẻ lớn, Kamprad đã bị ám ảnh với chi phí kiểm soát,
và thường dành phần lớn thời gian cho việc tìm kiếm những cách thức mới
làm sao chi phí ít tốn kém nhất.
Ban
đầu, để vận chuyển hàng hóa, ông tận dụng các xe chở sữa chạy khắp nơi
trong các làng mạc ở Thụy Điển để gửi hàng. Nhờ thế mà hàng của IKEA đến
được tận từng nhà người mua hàng ngày. Đồng thời chi phí vận chuyển
thấp hơn so với qua bưu điện hoặc đường sắt. Dần dần, với phương thức
trên, Ingvar Kamprad đã cung cấp hàng cho cả một vùng rất rộng lớn của
Thụy Điển.
Khác
với các đối thủ cạnh tranh nhỏ khác, Ingvar Kamprad không muốn giảm
chất lượng hàng đồ gỗ của mình, cho dù khách hàng của ông đều là các đối
tượng bình dân. Trong tình cảnh đó, một ý tưởng mới lạ đã bất chợt lóe
lên và Ingvar Kamprad quyết tâm thực hiện.
Ingvar
Kamprad tạo cơ hội cho các khách hàng của mình được xem tận mắt, được
sờ tận tay các sản phẩm đồ gỗ. Khách hàng tự do lựa chọn và tự mình vận
chuyển hàng về nhà. Qua đó IKEA đã tiết kiệm được chi phí vận chuyển,
chi phí đi lại giới thiệu hàng cho khách.
Đặc
biệt với mô hình kinh doanh này, Ingvar Kamprad đã giảm rất nhiều công
sức và chi phí giải quyết các thắc mắc hay nhu cầu sửa chữa đổi hàng của
khách. Hình thức kinh doanh này tỏ ra được đông đảo khách hàng hưởng
ứng. Họ sẵn sàng bỏ công đi xem và chọn đồ gỗ cho mình để được hàng chất
lượng tốt với giá cả hợp lí. Đây là một phát hiện rất có giá trị của
Ingvar Kamprad dựa trên nhu cầu và tâm lý khách hàng đối với bất kì mô
hình kinh doanh nào
Hàng
hóa của IKEA vô cùng đa dạng về mẫu mã và nhiều tiện ích sử dụng. Để
làm việc đó, Ingvar Kamprad đã đầu tư vào các xưởng chế biến sản xuất đồ
gỗ. Ông không chỉ là thương gia mà giờ đây còn là nhà sản xuất và thiết
kế.
Năm
1953, lần đầu tiên Ingvar Kamprad tổ chức một cuộc triển lãm riêng về
đồ gỗ IKEA. Ingvar Kamprad lúc đấy chưa đầy 30 tuổi nhưng ông đã tỏ ra
là một nhà kinh doanh dám mạo hiểm và đồng thời là một nhà tổ chức tài
ba. Ngay ngày đầu tiên hơn 1.000 người đã xếp hàng từ sớm để vào xem
triển lãm của IKEA. Đây là kết quả vượt quá mong đợi của chính ông chủ
Ingvar Kamprad.
Sau
kết quả này, Ingvar Kamprad ngày càng tự tin hơn và ông đã xây dựng rất
thành công một mô hình kinh doanh với những nguyên tắc rất riêng của
IKEA.
Khi
được hỏi về mô hình kinh doanh IKEA, Ingvar Kamprad đã có câu trả lời
ngắn gọn mà thú vị: “Với một cái dạ dày trống rỗng thì người ta không
còn đầu óc đâu để mua với bán”.
Một
trong những nguyên tắc khác của IKEA là phải tạo ra cho khách hàng có
cảm giác mỗi lần đi mua hàng tại IKEA là một chuyến đi chơi thú vị. Vì
vậy, khung cảnh của các trung tâm thương mại IKEA luôn được bố trí như
một hội chợ vui vẻ, luôn có những khu vui chơi riêng cho trẻ em và tổ
chức cả các trò chơi vui nhộn. Một trong những đặc điểm và cũng là một
lí do hấp dẫn khách hàng đến với IKEA là người ta luôn thấy tại các
trung tâm bán đồ gỗ này luôn có các nhà hàng cà phê và quán ăn gia đình.
Với
Tập đoàn IKEA, Ingvar Kamprad đã trở thành một trong những đại gia đồ
gỗ lớn nhất thế giới. Trong giới kinh doanh cùng lĩnh vực, nhiều khi ông
không bị nhìn nhận như một đối thủ cạnh tranh ghê gớm mà dường như là
một tấm gương để các doanh nhân khác noi theo.
Kamprad
đã làm được điều mà mọi doanh nhân khác đều mong muốn phấn đấu đạt
được. Đó là chất lượng hàng hóa phải tốt và giá thành phải ở mức thấp.
Tài năng kinh doanh của Ingvar Kamprad được thán phục khi nhà kinh doanh
đồ gỗ này đã tiên phong thực hiện một hình thức bán hàng đầy ý tưởng
sáng tạo.
Để
làm được điều đó thành công một cách mỹ mãn là do Ingvar Kamprad đã hết
sức nhạy cảm và tinh tế khi tìm hiểu và đánh giá nhu cầu, thị hiếu và
tâm lý của đối tượng khách hàng đến với IKEA.
Tỉ phú nhưng rất tiết kiệm và bình dân
Là
một người nổi tiếng, có nhiều tiền nhưng cuộc sống của Ingvar Kamprad
vô cùng bình dị. Ông sinh hoạt đơn giản, chi tiêu rất tiết kiệm, đến mức
bị coi là keo kiệt. Ông không thích khoa trương, cũng không ưa dạy đời.
Nếu
phải bay đi nước ngoài, ông chỉ mua vé hạng hai và tự mình xách lấy đồ
đạc. Ông thích ở những khách sạn có bữa sáng phục vụ miễn phí. Một trong
những sở thích của ông trong các kỳ nghỉ là đạp xe xuyên… quốc gia.
Giải
thích về lối sống tiết kiệm của mình, Kamprad cho biết: “Làm sao tôi có
thể yêu cầu nhân viên của tôi dè xẻn, tằn tiện nếu tôi cứ chi tiêu
hoang phí vương giả, xa hoa?”.
Cha
đẻ của IKEA tâm sự: “Nhiều người nói rằng tôi keo kiệt nhưng tôi mặc kệ
họ. Tôi rất hãnh diện làm theo quy định của công ty. Tôi là người tiết
kiệm và tôi hãnh diện về sự nổi tiếng đó”. Khi nhà báo hỏi rằng, có phải
nhân viên IKEA luôn được nhắc nhở sử dụng cả 2 mặt giấy, ông Kamprad
nói: “Tại sao không nếu điều đó vẫn tốt cho công tác quản lý, nó nêu
điển hình tốt. Tôi làm như thế vì 90.000 nhân viên của IKEA. Chúng tôi
cần dành dụm tất cả những gì kiếm được. Chúng tôi cần nhiều tiền nữa cho
công việc cần làm ở Trung Quốc và Nga. Nhưng tôi hứa với quý vị rằng
tôi sẽ không đem theo đồng xu nào xuống mồ”.
Ingvar
Kamprad đã chia sẻ rằng, ông luôn luôn sống và suy nghĩ như những người
dân bình thường nhất, kể cả khi đã là tỉ phú. Ai đến với Ingvar Kamprad
đều biết ông sử dụng những đồ dùng rất bình dân cho dù tiền ông không
thiếu. Ông cho rằng như thế một mặt là tiết kiệm, mặt khác cũng tạo điều
kiện để mình có dịp hòa chung với những người dân bình thường mà ông
coi đó là thượng đế của mình.
Người
dân làng Elmtary Agunnaryd, quê của Ingvar Kamprad vẫn luôn ấn tượng về
việc mỗi lần ông về quê lại vào tiệm cắt tóc làng với giá 5 Euro như
những người nông dân nghèo. Giản dị và tiết kiệm là một trong những đặc
tính cá nhân nổi bật của Ingvar Kamprad.
Khi
phải sắm ôtô thì Ingvar Kamprad không chọn mua loại Ferarri, Porscher
hay ít nhất cũng là chiếc Mercedes như các thương gia thành đạt khác.
Ngược lại, người ta thấy ông vô cùng hài lòng với chiếc xe Volvo vào
loại xoàng xĩnh. Chính vì giản dị, tiết kiệm và sống rất bình dân như
vậy nên Ingvar Kamprad đã có những phát hiện, những ý tưởng kinh doanh
thú vị và hiệu quả.
Ai
cũng nghĩ rằng Ingvar Kamprad giàu nhờ bán bàn ghế giường tủ, sa
lông... Nhưng con số thống kê kinh doanh của tập đoàn thật bất ngờ: các
sản phẩm gỗ chỉ chiếm khoảng chừng một nửa doanh số của các trung tâm đồ
gỗ IKEA mà thôi; một nửa doanh số còn lại là từ việc bán mọi thứ đồ
dùng gia đình kèm theo khác, từ chiếc bóng đèn, rèm cửa, chăn, ga, gối,
đệm... cho đến nồi niêu, xoong chảo, cây hoa, tranh ảnh... Tính ra có
tất cả gần 10.000 mặt hàng khác nhau phục vụ mọi nhu cầu của các bà nội
trợ mỗi khi đi xem đồ gỗ IKEA.
Nói
về cuộc đời kinh doanh, Kamprad chia sẻ: “Kinh doanh là công việc rất
dễ chịu. Nhưng tôi còn thấy sung sướng hơn khi trong đầu xuất hiện những
ý tưởng mới và sau đó thuyết phục được người khác rằng, chúng có thể
thực hiện được. Điều này giúp tôi luôn tìm những khả năng mới và nghĩ
xem cái gì có thể đem lại lợi nhuận”.
Kamprad
cho rằng, làm lãnh đạo phải biết cặn kẽ mọi chi tiết. Triết lý kinh
doanh của ông là phải “thường xuyên nhắc nhở mình rằng, một phi vụ mua -
bán thành công nhất là khi cả người mua lẫn người bán đều không bị
thiệt, cả hai phải đều có lợi”.
Theo
ông, “tình cảm” là điều quan trọng nhất trong công tác lãnh đạo. “Nếu
bạn không chiếm được cảm tình của người khác thì bạn không thể bán được
cái gì cả”, ông nói.
Kamprad
cũng thừa nhận ông đã quá dân chủ trong phong cách lãnh đạo. “Thậm chí,
tôi thường xuyên khoan dung một cách quá mức đối với những vi phạm. Dân
chủ là công cụ để phát triển, nhưng đôi khi cũng có thể dẫn tới sự thất
bại hoàn toàn”, ông cho biết.
Tuy
nhiên, ông không bao giờ thỏa mãn. “Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng,
những điều tôi đã làm trong ngày hôm nay có thể làm được tốt hơn vào
ngày mai”, ông nói.
Bài học thành công
Xuất
phát từ một trong những khu vực nghèo nàn nhất của Thụy Điển và trở
thành một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, Kamprad đã phá
vỡ mọi nguyên tắc của thị trường bán lẻ khi ông tạo ra IKEA. Và điều đó
đã thực sự hiệu quả. Ông đã thực hiện điều đó như thế nào?
Đáp ứng nhu cầu: “Từ không thể phải được xóa khỏi từ điển của chúng ta”
Khi
những người khác cho rằng điều đó là không thể, Kamprad đã quyết tâm
thực hiện và hiện thực hóa được mong muốn của mình. Từ việc tạo nên
những đồ nội thất chất lượng cho tới việc tạo ra những sản phẩm có thể
dễ dàng phù hợp với xe cộ của khách hàng, Kamprad đã lắng nghe nhu cầu
của khách hàng và đáp ứng nhu cầu đó.
Làm gương: “Những thủ tục bình thường sẽ tạo nên hiệu ứng lớn hơn”
“Việc
không sử dụng tới những khách sạn cao cấp không chỉ để cắt giảm chi
phí. Chúng tôi không cần những chiếc xe bóng bẩy, những danh hiệu sáng
láng, những bộ đồng phục cắt may. Chúng tôi dựa vào chính sức mạnh và
khả năng của mình.”
Dù
là việc đi xe đạp quanh thị trấn hay chia sẻ văn phòng với các nhân
viên, Kamprad đã là một nhà lãnh đạo nêu gương những phẩm chất mà ông
mong muốn từ nhân viên của mình.
Sử dụng thời gian khôn ngoan: “Hạnh phúc không phải là đạt được mục tiêu. Hạnh phúc là quá trình đạt tới mục tiêu.”
Kamprad
không bao giờ là một người chịu ngồi yên. Từ việc bán diêm khi mới 5
tuổi tới việc tìm kiếm thâm nhập những thị trường mới, Kamprad đã sử
dụng thời gian của mình một cách hợp lý nhất trong khả năng của mình.
Mắc sai lầm: “Mắc sai lầm chính là đặc quyền của sự chủ động”, Kamprad nhận định.
“Chỉ những người tầm thường với tâm lý tiêu cực mới dành thời gian chứng tỏ là mình đã sai.”
Từ
những năm tuổi trẻ tới khi trưởng thành, Kamprad đã không sợ mắc phải
sai lầm. Một số trong đó khiến ông phải hối hận, một số thì không, nhưng
ông đã tận dụng cơ hội để học hỏi và tiến bộ từ những sai lầm đó.
Quan tâm tới cộng đồng:
Dù là những công ty như Nike và McDonald’s đều chịu chỉ trích lớn bởi
việc xâm chiếm văn hóa, IKEA dường như đã không rơi vào chỉ trích này.
Điều này xuất phát phần lớn từ chính sách của IKEA phản đối nguyên tắc
tham lam và lãng phí. Kamprad đã nỗ lực đưa công ty của mình trở thành
một công ty mà không chỉ ông mà cả các khách hàng và người lao động có
thể tự hào về.
Tập đoàn IKEA nổi tiếng
Kinh doanh phong cách
Mặc
dù mạng lưới bán lẻ chỉ chiếm 5 – 10% thị trường đồ gia dụng tại mỗi
nước mà IKEA hoạt động, nhưng Giám đốc điều hành Anders Dahlvig cho
biết, điều quan trọng hơn hết là thương hiệu IKEA lớn hơn nhiều so với
cái tên mà nó đang mang. Nguyên nhân nằm ở chỗ IKEA không chỉ chuyên mua
bán đồ gia dụng, mà quan trọng hơn, IKEA “bán” phong cách sống. Chính
vũ khí bí mật này khiến cho các khách hàng trên thế giới tin tưởng hoàn
toàn vào óc thẩm mỹ cũng như giá trị thương hiệu của IKEA sẽ giúp họ thể
hiện cá tính của mình.
Với mạng lưới 1.300 nhà cung cấp tại 53 nước trên thế giới, IKEA đã,
đang và vẫn không ngừng tìm kiếm các đối tác thích hợp cho từng sản phẩm
của mình. Chẳng hạn, hãng đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất ván trượt
để sản xuất loại ghế bành Poang và với các nhà sản xuất xe đẩy trong
các siêu thị để cho ra sản phẩm ghế sofa rất bền, được người tiêu dùng
ưa chuộng.
IKEA còn đẩy mạnh lĩnh vực cung cấp nhà lắp ghép, đủ tiện nghi nhưng
giá rẻ cho người tiêu dùng. Các bộ phận của căn nhà hay căn hộ được làm
sẵn và chở đến nơi lắp ráp bằng xe tải chuyên dụng, giúp hạ giá thành
sản phẩm. Tuy nhiên, hãng đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
đối thủ. Tại Mỹ, tập đoàn Target Corp đã chiêu mộ nhà thiết kế hàng đầu
Thomas O’ Brien để phát triển các đồ gia dụng giá rẻ. Kmart cũng hợp tác
với Martha Stewart về đóng đồ gia dụng cho họ. Thương hiệu Fly có mô
hình giống như IKEA cũng đã trở nên nổi tiếng ở Pháp. Tại Nhật, Nitori
Co. đã thống trị đồ gỗ giá rẻ. Dù vậy, IKEA vẫn là thương hiệu được
nhiều người tin dùng nhất. Ngoài Thụy Điển và khu vực Bắc Âu, nơi bắt
nguồn của IKEA, thị trường đồ gỗ của tập đoàn này tập trung trước hết
vào các nước Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan. Vào đầu những năm 90, IKEA bành
trướng lãnh thổ của mình sang các nước châu Âu khác như Italia, Tây Ban
Nha, Hungary, Ba Lan, Séc… Gần đây nhất, IKEA còn khai trương 2 trung
tâm thương mại chuyên đồ gỗ gia dụng tại Nga và Trung Quốc.
Triết lý kinh doanh của IKEA được xác định bằng một nguyên tắc vàng: bất cứ vấn đề gì cũng phải được nhìn nhận như một khả năng mới. Chính các vấn đề mang lại cho chúng ta những cơ hội bất ngờ.
Một
trong những bí quyết thành công của IKEA là lấy giá cả làm tiêu chí và
lập ra quy trình sản xuất hiệu quả nhất. Sau đó, khâu thiết kế sản phẩm
mới và quy trình sản xuất của IKEA phải tìm cách thỏa mãn tiêu chí giá
thấp này. Nói một cách khác, tại IKEA, giá cả quyết định sản phẩm chứ
không phải ngược lại. Việc lập ra những quầy hàng tự phục vụ và việc lắp
ráp dễ dàng các loại đồ gỗ của IKEA không chỉ nhằm giảm chi phí mà còn
mang lại cho khách hàng tính tự lập.
Theo ông, “tình cảm” là điều quan trọng nhất nởi lẽ “nếu bạn không chiếm được cảm tình của người khác thì bạn không thể bán được cái gì cả”.
Kiểu dáng đẹp, nhiều chức năng, chất lượng cao cộng với giá bán thấp
Tầm
nhìn của Kamprad chính là động lực thúc đẩy thành công của IKEA. Công
ty đã tuyển dụng và tổ chức đào tạo các nhà thiết kế của riêng mình.
Kamprad tin rằng công ty tồn tại không chỉ để cải tiến, phát triển cuộc
sống, mà phải hướng đến sự phát triển chính những con người ở đây. Việc
thiết kế cửa hàng theo nguyên tắc tự phục vụ và tính đa dụng, dễ kết hợp
của các bộ phận đồ gỗ nội thất không hoàn toàn vì mục đích kiểm soát
hay tiết kiệm chi phí, mà đó còn là cơ hội để nhân viên công ty thể hiện
sự sáng tạo. Ý tưởng này lại được củng cố thêm trong các chiến dịch
quảng bá sản phẩm cũng như trong các cuốn catalog giới thiệu của IKEA.
Trải
qua gần 70 năm thành lập, ngày nay, IKEA đã trở thành một tập đoàn đa
quốc gia khổng lồ với hàng trăm trung tâm thương mại đặt trên toàn cầu
và khoảng 90.000 nhân viên, tạo ra lợi nhuận hơn 12 tỉ euro mỗi năm.
IKEA đã chinh phục châu Âu, Bắc Mỹ, Úc. Giờ đây, nó đã có mặt ở Nga và
Trung Quốc. Năm ngoái, theo nhật báo The Age (Úc), có khoảng 310 triệu
người tham quan các cửa hàng IKEA trên thế giới. Ngoài ra, có 10% người
dân châu Âu đang ngủ trên những chiếc giường mang nhãn hiệu IKEA.
Sự
nghiệp của Kamprad không phải là không có những tranh cãi nhưng nó đã
tồn tại và vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian, Kamprad đã tạo nên sự
khác biệt với những doanh nhân thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét