Walt Disney và chuyện cổ tích vẽ từ niềm đam mê
Đối với Walter Elias Disney - "cỗ máy sản xuất ra
các ý tưởng", thành công là phải theo đuổi đến cùng niềm đam mê lớn nhất
trong đời, "luôn luôn tìm thú vị khi làm những việc tưởng chừng không
thể" và "bạn sẽ khám phá ra điều gì đó khi bạn không làm vì tiền".
Hành trình theo đuổi niềm đam mêTuổi
thơ êm đềm của cậu bé Walt Disney trôi qua tại một trang trại ở
Marceline, bang Missouri, bên cạnh bốn người anh chị của mình.
Với Walt Disney, quãng thời gian thơ ấu đó là những năm tháng đẹp nhất trong đời...Những
tháng ngày bình yên ở trang trại sớm kết thúc vào năm Disney tròn tám
tuổi. Bố của cậu bị bệnh thương hàn và không thể làm việc được nữa.
Trang trại phải bán đi và gia đình Disney chuyển đến thành phố Kansas. Ở
đó, niềm say mê với cây bút vẽ bị gác lại vì cậu phải kiếm tiền. Cậu
phải thức giấc vào lúc 3 giờ sáng để rao báo trên các khu phố.
Tuổi thơ êm đềm của cậu bé trôi qua tại Marceline,
bang Missouri, bên cạnh bốn người anh chị của mình.Những khám phá về một
thế giới bên trong trang trại đã trở thành khởi nguồn cho một niềm say
mê kỳ lạ của Disney: đó là vẽ. Cậu bé lưu giữ tất cả những hình ảnh đó
bằng nét vẽ. Cậu miệt mài vẽ và vẽ tất cả những gì có thể. Và bằng những
mẩu than đá, cậu bé sáng tạo nên một thế giới diệu kỳ của riêng cậu
trên mọi chất liệu. Trên những mẩu giấy vệ sinh, cậu vẽ nên những tác
phẩm đầu đời...
Năm
Disney lên bảy, cậu đã biết kiếm những đồng tiền đầu tiên từ chính niềm
đam mê của mình. Một bác sĩ nghỉ hưu sống gần nhà Disney đã trả tiền để
cậu vẽ tranh về con ngựa của ông ta. Nhưng cũng vì quá ham mê vẽ tranh
nên cậu bé bỏ bê luôn cả việc học. Bố mẹ cậu không hài lòng chút nào về
việc này. Họ đã cất hết đồ vẽ của cậu, và cậu chỉ được phép vẽ tiếp khi
nào chăm chỉ đi học trở lại.
Trong ý nghĩ của các thầy cô giáo, Disney chỉ là
một cậu học trò trung bình, với thiên hướng là làm cho mọi thứ nguệch
ngoạc hơn là biết vâng lời. 15 tuổi, cậu nhận việc làm thêm vào dịp hè ở
nhà ga Santa, bán các thứ lặt vặt cho khách. Nhưng rồi, Disney lại thấy
thích thú với những chuyến ngao du trên tàu hơn là việc bán hàng. Lên
trung học, cậu dành phần lớn thời gian để vẽ tranh cho báo trường và
không mấy để tâm tới các môn học khác. Hầu hết khoảng thời gian buổi tối
của cậu đều dành cho lớp học ở Viện nghệ thuật Chicago.
16 tuổi, Disney rời trường học để gia nhập quân
đội, nhưng vì quá nhỏ nên cậu bị từ chối. Sau đó, cậu quyết định làm giả
mạo giấy khai sinh và tham gia Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ, nhưng thời điểm
cậu hoàn thành xong khóa đào tạo thì cũng là lúc chiến tranh kết thúc.
Disney quyết định ở lại Pháp và làm lái xe cứu thương. Không giống như
những chiếc xe cứu thương khác, chiếc xe của Disney được trang hoàng
bằng rất nhiều tranh cổ động do cậu sáng tạo. Sau hai năm bôn ba và trải
nghiệm cuộc sống một mình tại châu Âu, chàng trai trẻ Disney chợt nhận
ra một điều vô cùng quan trọng. Và cậu đưa ra một quyết định rất nghiêm
túc: trở về Mỹ.
Về Mỹ, Disney chạy thật nhanh về nhà gặp cả gia
đình. Hứng khởi và đầy hồi hộp, cậu muốn chia sẻ với họ niềm đam mê mà
bấy lâu hằng tìm kiếm. Cậu nói với cả nhà rằng: "Con sẽ trở thành một
họa sĩ hoạt hình!". Tràn ngập trong hạnh phúc của niềm đam mê nghệ thuật
chân chính, chàng họa sĩ trẻ Walt Disney chờ đợi những lời ủng hộ thốt
lên, những cái ôm xiết chặt và những nụ cười rạng rỡ. Nhưng, thông điệp
mà cậu nhận được là một cái lắc đầu của bố...
Không chịu bỏ cuộc, với sự hỗ trợ của anh Roy,
Disney đã tìm được việc in các tấm quảng cáo ở Phòng Mỹ thuật Pesemen -
Rubin. Tại đây, Disney tiếp tục thử nghiệm thể loại hoạt hình. Disney
nhanh chóng bị cuốn vào khả năng có thể làm ra phim hoạt hình. Lúc này,
Disney vô cùng thỏa chí khi tìm được điều mình thực sự thích thú. Và
Disney bắt đầu nghĩ đến việc sinh lợi...
Vẽ ý tưởng thành lợi nhuậnTrong
lúc làm việc ở Phòng Mỹ thuật Pesemen-Rubin, Disney đã gặp Ubbe Iwwerks
- một người vẽ tranh biếm họa. Hai người trở thành bạn thân. Họ chia sẻ
ý tưởng, niềm đam mê và quyết định cùng nhau lập ra công ty đầu tiên có
tên là Iwerks-Disney Commercial Artists. Nhưng, những kỳ vọng của hai
người đã bị dập tắt chỉ sau một tháng công ty hoạt động. Có quá ít khách
hàng tìm tới họ. Cả hai đến làm việc ở hãng quảng cáo thành phố Kansas -
nơi họ tiếp tục thử nghiệm phim hoạt hình với các kỹ thuật khác nhau.
Sau 2 năm, Disney vẫn chưa tìm hài lòng, ông bỏ việc để mở công ty thứ
hai.
Công ty thứ hai mà Disney thành lập có tên là Hãng
phim Laugh-O-Gram, chuyên sản xuất những phim hoạt hình ngắn dựa trên
các câu chuyện của trẻ em. Các phim của Disney thu được thành công ở
Kansas, nhưng ở nơi khác thì lại không thu được nhiều lợi nhuận. Trong
khi đó, việc duy trì các bộ phim lại ngốn rất nhiều tiền. Alice ở xứ sở
thần tiên có thể là câu chuyện ngắn cuối cùng trước khi công ty này phá
sản vào năm 1923.
Vẫn cương quyết theo đuổi niềm đam mê của mình,
Disney bán máy quay và mua vé tàu một chiều tới Los Angeles, California.
Ông nộp đơn khắp nơi để xin làm đạo diễn phim nhưng các hãng phim đều
cự tuyệt.
Disney quyết định quay trở lại với phim hoạt hình.Ông
gửi một bản copy của vở Alice ở xứ sở diệu kỳ tới một nhà phân phối ở
New York, vì có người muốn hợp tác với Disney. Sau khi thuyết phục người
anh trai giúp mình về tài chính và thuyết phục Iwwerks chuyển đến
California, họ chính thức thành lập xưởng phim Anh em nhà Disney. Ông
cũng thuê một họa sĩ có tên là Lillian Bounds - người sau này trở thành
vợ của ông.
Sau 4 năm thành công khiêm tốn, loạt hài kịch Alice
kết thúc. Hãng Universal Pictures ủy quyền cho Disney với loạt phim mới
có tên gọi "Chú chuột may mắn Oswald". Loạt phim này đã mang lại thành
công cho hãng và tiếp tục được xưởng Disney mở rộng quy mô. Nhưng sau
một tranh cãi với nhà phân phối, Disney mất hết quyền hành với Oswald
cũng như với hầu hết nhân viên.
Walt Disney vẫn không chịu bỏ cuộc, lúc nào trong
đầu ông cũng đầy ắp ý tưởng. Ông hiểu rõ, trên phương diện hội họa mình
thua xa các họa sĩ làm việc tại xưởng phim. Ông phác thảo sơ lược ý
tưởng, rồi mô tả chi tiết bằng lời về nhân vật hoạt hình mà ông muốn thể
hiện, từ đó các họa sĩ dưới quyền sẽ định hình.
Thành công không phụ những nỗ lực sáng tạo không
ngừng của Disney. Năm 1928, Disney bật lên thành công rực rỡ với sự sáng
tạo nổi tiếng nhất trong nghề nghiệp của mình: chuột Mickey. Chuột
Mickey xuất hiện lần đầu tiên ở Steamboat Willie - vở hoạt hình khớp âm
thanh đầu tiên trên thế giới. Ngay từ khi ra đời, chuột Mickey đã được
Disney trao cho một sứ mệnh đặc biệt: "Tất cả những gì chúng tôi muốn và
mong đợi ở cậu ấy là mọi người sẽ cười khúc khích với cậu và cười khi
thấy cậu ta. Chúng tôi không muốn đặt Mickey thành biểu tượng nào cho xã
hội. Chúng tôi không làm cậu ta trở thành người phát ngôn cho sự thất
bại hay cho sự mỉa mai thô lỗ. Mickey chỉ đơn giản là một nhân vật nhỏ
được giao nhiệm vụ mang đến tiếng cười”.
Trong khi chuộc Mickey làm mưa làm gió trên thị
trường thì Disney tiếp tục cho ra đời loạt phim Silly Symphonies. Do
không hài lòng với việc chia sẻ lợi nhuận, Disney ký hợp đồng phân phối
mới với hãng Columbia Pictures. Sau đó, Iwwerk bỏ Disney để thành lập
phòng chiếu riêng và Disney bắt buộc phải thay thế ông bằng nhiều nhà
sản xuất phim khác. Thành công của Disney với chuột Mickey được trao
giải thưởng Hàn lâm năm 1932.
Danh
sách các nhân vật hoạt hình như vịt Donald, Goofy và các nhân vật khác
trong loạt phim, đã mang lại thành công lớn. Nhưng Disney vẫn chưa dừng
lại, ông tiếp tục chinh phục lĩnh vực phim hoạt hình. Năm 1934, mặc dù
cả gia đình và đồng nghiệp đều can ngăn, Disney vẫn theo đuổi việc sản
xuất bộ phim dài tập về nàng Bạch Tuyết. Những khoản thu khổng lồ đã
chứng minh rằng Disney hoàn toàn đúng. Sau 2 năm và với khoản tiền lớn
từ ngân hàng Mỹ, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vươn lên đứng đầu, trở
thành bộ phim hoạt hình thành công nhất năm 1938, và thu được số tiền
tương đương 98 triệu đô ngày nay.
Xưởng phim Disney tiếp tục bành trướng, cho ra một
loạt tác phẩm hoạt hình kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi và Chú
voi biết bay Dumbo. Trong suốt chiến tranh thế giới lần II, hãng cũng
được phép sản xuất phim cho quân đội. Cho đến tận cuối những năm 1940,
xưởng phim lại gây nên chấn động với những phim động như Hai vạn dặm
dưới đáy biển và Bẫy phụ huynh.
Không dừng lại ở những bộ phim cổ tích về thế giới
chỉ trong tưởng tượng, Disney quyết tâm xây dựng nên một thế giới cổ
tích thật sự hiện hữu. "Tại sao lại không thể?" - Disney chợt nghĩ khi
đi thăm công viên trẻ em ở Oakland, California. Và ông nghĩ tới một vùng
đất trong theo đúng trí tưởng tượng của Disney, với tên gọi Disneyland.
5 năm sau, Disney thành lập Hãng WED để xây dựng
công viên ở Anaheim và khai trương vào 18/07/1955. Nhưng công viên đó
vẫn chưa làm Disney thật sự thỏa mãn. Tới năm 1964, Disney quyết định
tạo ra thế giới Disney, một phiên bản giống như vậy nhưng rộng hơn xứ sở
Disney ở Florida. Disneyland đã trở thành một hiện tượng trên toàn cầu.
Disney đã làm được một điều thần kỳ, đó là hiện thực hóa các câu chuyện
cổ tích.
Hiện nay, Disneyland trở thành thiên đường cho
không chỉ trẻ em, mà còn với cả người lớn. Còn với riêng cá nhân Walt
Disney, Disneyland cũng là một thiên đường mà ở đó, ông đã thỏa mãn được
niềm đam mê hoạt hình, và biến nó thành rất nhiều kho vàng
- internet -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét